Những kỹ năng làm bài thi giúp bạn dễ dàng chinh phục HSK5

ky-nang-lam-bai-thi-HSK-5

Có lẽ với những ai đã và đang học tiếng Trung đều không còn xa lạ gì với cái tên HSK nữa rồi đúng không? HSK là viết tắt của Hanyu Shuiping Kaoshi, có nghĩa là Kỳ thi năng lực Hán ngữ. Bài thi HSK hiện nay đang được chia thành 6 cấp độ từ 1 đến 6, và để ứng tuyển làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc hoặc muốn xin học bổng du học Trung Quốc, đa số sẽ yêu cầu bạn có chứng chỉ HSK 5. Tuy nhiên HSK 5 đã thuộc trình độ cao cấp và tất nhiên để chinh phục cấp độ này là điều không hề dễ dàng. Sau đây Kaixin sẽ chia sẻ với các bạn những kỹ năng cực kỳ cần thiết giúp bạn dễ dàng thi đậu HSK 5 nhé. 

Cấu trúc bài thi HSK 5

Nghe hiểu

  • Phần 1: 20 câu, là hội thoại ngắn giữa hai người, 1 người hỏi và 1 người trả lời. Thí sinh nghe và chọn đáp án đúng với nội dung nghe. 
  • Phần 2: 25 câu, thường là những đoạn hội thoại dài hơn 1 chút hoặc là các đoạn văn ngắn. Nghe và trả lời câu hỏi. 

Đọc hiểu

  • Phần 1: 15 câu, điền từ vào chỗ trống
  • Phần 2: 10 câu, đọc đoạn văn ngắn và chọn đáp án đúng nhất
  • Phần 3: 20 câu, đọc hiểu đoạn văn 250-500 chữ và chọn đáp án

Viết

  • Phần 1: 8 câu sắp từ thành câu hoàn chỉnh
  • Phần 2: gồm 2 câu, Viết một đoạn văn khoảng 80 chữ sử dụng 5 từ cho trước và viết 1 đoạn văn dựa vào bức tranh cho sẵn. 

Từ vựng cơ sở

HSK 5 dựa trên cơ sở đại cương từ vựng HSK 5 bao gồm 2500 từ thường dùng, trong đó có 1300 từ mới được thêm mới trên cơ sở HSK 4. 1300 từ này chính là trọng điểm HSK 5. Phần ngữ pháp có liên quan tới 1300 từ mới này cũng được coi là trong điểm của kỳ thi. 

Nội dung bài thi HSK 5 thực tế được xây dựng trên 1300 từ mới này. Người ra đề thường căn cứ vào một, hoặc hai, ba từ để đưa ra một câu, kiểm tra năng lực nhận biết và vận dụng những từ này của thí sinh. Vì vậy, đối với 1300 từ mới HSK 5 này, thí sinh cần phải làm được 4 biết: biết nhận mặt chữ, biết đọc, biết viết và biết vận dụng. 

Kỹ năng làm bài thi nghe hiểu

Cấu trúc bài thi nghe hiểu

  • Phần 1: 20 câu, mỗi câu chỉ nghe 1 lần. Nội dung đoạn nghe thường là đoạn hội thoại 2 người gồm 2 câu và một câu hỏi. Nghe và chọn đáp án đúng
  • Phần 2: 25 câu, mỗi câu chỉ nghe 1 lần, 

Câu 21-30: Hai người nói 4 câu đối thoại và một câu hỏi

Câu 31-45: Hai đoạn hội thoại dài khoảng 8 câu + 3-4 đoạn văn ngắn, sau khi nghe, mỗi đoạn có 2-3 câu hỏi. 

Kỹ năng làm phần thi nghe hiểu

Phần thi nghe hiểu khó hơn nhiều so với HSK 4, chủ yếu do sử dụng nhiều từ vựng, dạng câu cũng phức tạp hơn so với HSK 4, bài nghe hiểu cũng dài hơn so với HSK 4, lượng thông tin bao hàm lớn hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các loại câu hỏi của phần nghe hiểu HSK 5 cũng tương tự như hSK 4, gồm có câu hỏi số lượng, thời gian, địa điểm. mối quan hệ, thái độ ngữ khí, nguyên nhân kết quả, dự đoán,…; câu hỏi đối thoại dài trong phần này thực tế là tổng hợp của câu hỏi 4 câu đối thoại. Xét về nội dung, các đoạn văn ngắn trong đề thi Nghe hiểu có thể chia làm các chủ đề như truyện cười, thông báo trên đài phát thanh, truyện triết lý, giải quyết các vấn đề…

  • Đọc hiểu phương án lựa chọn, đưa ra giả thuyết

Thí sinh tận dụng tối đa thời gian có thể để đọc hiểu trước các phương án lựa chọn, đồng thời đưa ra giải thuyết. Thông thường, dựa vào 4 phương án lựa chọn ABCD chúng ta có thể đoán được bối cảnh mà đoạn nghe hiểu đang đề cập đến, vấn đề hoặc đối tượng chính trong đó, từ đó có thể hỗ trợ chúng ta hiểu rõ hơn nội dung của bài nghe hiểu. 

  • Nắm bắt được từ và câu quan trọng 

Từ quan trọng trong phần nghe hiểu có thể được phân thành các loại như từ biểu thị phủ định, từ biểu thị sự chuyển ý, từ biểu thị nguyên nhân, từ biểu thị kết quả… Những câu có các từ quan trọng đều là câu quan trọng, thí sinh cần cố gắng nắm được nghĩa của những câu này. 

Ngoài ra trong phần lớn các câu đối thoại nghe hiểu, câu đầu tiên thường rất quan trọng, nó thường nói cho bạn biết bối cảnh và đối thoại, đôi khi còn trực tiếp thể hiện đáp án. Ý nghĩa của câu cuối cùng cũng cần làm rõ, vì 90% câu cuối cùng đều là câu trọng điểm. 

  • Quen với các phương thức đặt câu hỏi. 

Chinh phục dạng trả lời câu hỏi của đoạn văn ngắn. Thí sinh thông thường đều cho rằng câu hỏi đoạn văn ngắn tương đối khó nhưng nếu nắm vững các cách phân tích và trọng điểm dưới đây thì có thể nâng cao thành tích nghe hiểu một cách hiệu quả. 

Truyện cười: Nắm được điểm gây cười, điểm gây cười thường là câu cuối và những chi tiết gây cười như nguyên nhân, kết quả, thời gian, địa điểm, nhân vật…

Thông báo đài phát thanh: Làm quen với các kiểu thông báo như thông báo trên máy bay, tàu hỏa, dự báo thời tiết,… đặc biệt là nắm được câu đầu tiên vì đây thường là chủ đề thông báo

Truyện triết lý: Dự đoán phát triển của câu truyện, hiểu trọng tâm đoạn cuối trong đoạn văn đặc biệt hãy cố gắng hiểu rõ những câu truyện thành ngữ Trung Quốc. 

Phương án giải quyết: Nắm vững mở đẩu, hiểu được vấn đề khó đưa ra trong đoạn văn.  

Kỹ năng làm bài thi đọc hiểu 

Cấu trúc bài thi đọc hiểu đươc chia làm 3 phần: 

Phần 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: gồm 15 câu với 4 đoạn văn ngắn, mỗi đoạn có 3-5 chỗ trống

Phần 2: Chọn đáp án đúng: gồm 10 câu hỏi, mỗi câu là 1 đoạn đọc hiểu ngắn, đọc và chọn đáp án đúng với nội dung đoạn đọc hiểu

Phần 3: Đọc hiểu: Gồm 5 đoạn văn dài ngắn, sau mỗi đoạn văn có 3-5 câu hỏi. 

Kỹ năng làm bài dạng bài chọn từ điền vào chỗ trống

  • Trước hết phải hiểu được nội dung chính toàn bộ đoạn văn sau đó chọn từ: Thí sinh trước hết cần đọc hiểu một lượt đoạn văn, có thể xem qua 2 câu đầu và 2 câu cuối để hiểu nội dung chính của đoạn trước, sau đó mới bắt đầu suy nghĩ và chọn từ điền vào chỗ trống phù hợp với nội dụng đoạn văn. 
  • Dự đoán: Thí sinh khi đọc một lần nên dự đoán, sau đó khi đọc lần 2 xem trong số các phương án lựa chọn có từ ngữ biểu thị ý nghĩa tương đồng như mình dự đoán hay không. 
  • Trong lúc học chú ý phân biệt những từ gần nghĩa và những từ có cách viết gần giống nhau. 
  • Lúc học cần đọc nhiều truyện về thành ngữ và người nổi tiếng
  • Nắm vững các từ nối liên quan

Kỹ năng làm bài dạng bài thi chọn đáp án đúng nhất

  • Chú ý tích lũy kiến thức khi học đọc hiểu

Nội dung dạng bài này thường liên quan tới văn hóa Trung Quốc, kiến thức khoa học phổ thông , tin tức, truyện cười…, thí sinh có thể mở rộng phạm vi đọc hiểu trong lúc học, làm phong phú kiến thức, tích lũy từ vựng, đồng thời nâng cao tốc độ đọc hiểu của bản thân

  • Nắm vững chi tiết thời gian, địa điểm, con số… 
  • Trong một số phương án lựa chọn sẽ xuất hiện chi tiết về thời gian, địa điểm, con số… thí sinh có thể tiến hành so sánh kỹ những thông tin đó với đoạn văn gốc, phán đoán đúng sai. 
  • Chú ý từ phủ định: Thí sinh không chỉ phải chú ý các từ phủ định như 不,没有 mà càng cần chú ý tới nghĩa của câu lựa chọn với đoạn văn gốc có nhất quán hay không
  • Chú ý trong tư liệu thường có nhiều hơn sự vật để so sánh: Trong một số bài đọc thường xuất hiện 2 hay nhiều sự vật, thí sinh lần lượt nắm vững đặc điểm của chúng, kết hợp giữa phương án lựa chon và bài học để đọc hiểu. 

Kỹ năng làm bài phần 3 đọc hiểu

Phần thi này thường gồm có 5 đoạn văn ngắn , số chữ các đoạn văn ngắn dài khác nhau, từ 200 đến 500 chữ, về nội dung thường liên quan tới các sự việc trong cuộc sống, hiện tượng xã hội, truyện triết lý hoặc truyện cười… Loại đề này chủ yếu kiểm tra sự hiểu biết của thí sinh về một số từ ngữ nào đó, kiến thức về một tin tức cụ thể trong đoạn văn hay thái độ của tác giả. 

  • Nâng cao tốc độ đọc hiểu

Thí sinh làm bài thường thấy rằng thời gian không đủ, mất quá nhiều thời gian ở việc đọc hiểu đoạn văn mà không có đủ thời gian đọc câu hỏi và phương án lựa chọn,vì vậy chúng ta cần nâng cao tốc độ đọc hiểu bằng một số mẹo như nắm vững câu mở đầu và câu cuối đoạn văn vì đây thường là câu trọng điểm. 

  • Nắm được vấn đề và từ quan trọng trong phương án lựa chọn, so sánh đối chiếu với bài đọc. 
  • Ví dụ câu hỏi là ” 根据短文,王明最后 “ (dựa vào đoạn văn, Vương Minh cuối cùng) thì thí sinh có thể dựa vào từ quan trọng “王明最后” để tìm thông tin tương ứng trong đoạn văn. 
  • Kết hợp nhiều chỗ thông tin trong bài học để pháp đoán: Cụ thể một số đề có thông tin đề cập nằm rải rác trong các phần của đoạn văn, thí sinh không chỉ cần thu thập thông tin mà còn dựa vào quan hệ giữa chúng để so sánh, phán đoán. 
  • Hiểu được tư tưởng chính của đoạn văn, nắm vững thái độ khán giả của một số đoạn văn thường xuất hiện ở đoạn cuối, thí sinh cần chú ý đọc hiểu rõ đoạn cuối. 

Kỹ năng làm bài thi viết 

Cấu trúc bài thi viết

Phần 1: Sắp xếp những từ đã cho thành câu hoàn chỉnh. gồm 8 câu

Phần 2: Gồm 2 câu

1.Viết đoạn văn ngắn khoảng 80 từ sử dụng 5 từ đề bài cho trước

2. Kết hợp bức tranh cho trước viết một bài văn ngắn khoảng 80 từ

Kỹ năng làm bài sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh

Bài thi này thường có 4-5 cụm từ hoặc tổ hợp từ, thí sinh cần sắp xếp các từ này thành câ hoàn chỉnh theo đúng thứ tự.

  • Khi viết, thí sinh phải đảm bảo các chữ Hán viết nhất quán với các từ đã cho, tranh xuất hiện sai xót ở các nét hoặc kết cấu chữ. 
  • Nắm vững các kết cấu ngữ pháp. Điều này đòi hỏi bạn phải rèn luyện qua các bài tập ngữ pháp. 
  • Câu có động từ làm trung tâm

Trong đề thi, câu vị ngữ động từ sẽ thường chiếm đại đa số trong đề thi và khá phức tạp. Thí sinh khi làm bài nên lấy động từ làm trung tâm, dựa theo nghĩa của động từ để chọn chủ ngữ, tân ngữ cho phù hợp. 

Kỹ năng làm bài viết đoạn văn sử dụng 5 từ cho sẵn

5 từ này phần lớn thường là danh từ, động từ, tính từ,phó từ. Trong đó có 2-3 từ HSK 5. Thí sinh cần dựa vào 5 từ này mở rộng tưởng tượng, thiết lập một tình huống hoặc kể lại sự việc, thảo luận hoặc giới thiệu. 

  • Đảm bảo 5 từ này đều được dùng đến
  • Tránh sai sót không đáng như viết sai chữ, sai ngữ pháp
  • Thiết lập tình huống từ những từ đã biết
  • Có thể học thuộc một số câu ví dụ điển hình trong khi luyện tập , ghi nhớ một số câu có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. 

Kỹ năng làm bài viết đoạn văn dựa vào bức tranh cho sẵn

Bức tranh được ra trong đề thi thường là 3 loại: nhân vật, đồ vật, biểu ngữ

  • Ghi nhớ hình thức một số câu mở đầu có thể dùng trong nhiều trường hợp
  • Học thuộc các bài văn mẫu. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào tích lũy cho mình những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào quá trình ôn luyện HSK nhé. Luyện thi vẫn là cả một quá trình và cách tốt nhất để nâng cao khả năng và kết quả thi của bạn vẫn là thường xuyên luyện đề thi HSK. Chỉ cần chăm chỉ và áp dụng những kỹ năng làm bài trên, tin rằng HSK 5 sẽ nằm chắc trong tay bạn đó. 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *