Những điều bạn phải biết về văn hóa Trung Quốc khi học tiếng Trung

dac-sac-van-hoa-trung-quoc

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới, nó bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần đã được xây dựng và gìn giữ trong hơn 5000 năm lịch sử qua. Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu như bạn học tiếng Trung mà không tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc. Ngày hôm nay hãy cùng Kaixin tìm hiểu về 6 nét đặc trưng không thể bỏ qua khi nhắc đến nền văn hóa lâu đời này nhé. 

Ẩm thực

Chắc chắn rồi, khi đến thăm bất cứ một quốc giá nào, điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó chính là văn hóa ẩm thực quốc gia đó. Ẩm thực không chỉ đơn giản những món ăn mà qua đó chúng ta còn hiểu về phong tục tập quán và thói quen trong cuộc sống của con người nơi đó. 

Có thể nói, sự tinh tế của nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa được thể hiện từ sắc, hương, vị đến cách trình bày. Món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm,….

Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, dưới sự ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà Trung Quốc sở hữu cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa gồm mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,…. mỗi một cách chế biến sẽ đem lại một hương vị khác nhau cho món ăn. 

Họ cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn, vậy nên trong cả những món ăn đều được thể hiện đầy đủ. Nếu như bị thiếu đó sẽ là điều chẳng lành với hàm nghĩa sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như, các món ăn từ cá đều được làm nguyên con, gà chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… đồng thời món ăn phải có màu sắc và hương vị hấp dẫn say lòng thực khách. 

Văn hóa ẩm thực Trung Quốc vô cùng phong phú đa dạng và luôn giữ được nét đặc trưng của từng vùng và văn hóa ẩm thực đất nước Trung Hoa được chia thành 8 vùng lớn được gọi là “八大菜系” Bát đại thái hệ, bao gồm: Quảng Đông, Sơn Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. Trong đó các món ăn Tứ Xuyên được phổ biến rộng rãi cả trong và ngoài nước nhờ có truyền thống lâu đời cùng với hương vị độc đáo.

Trà đạo

Uống trà được xem như một nét văn hoá truyền thống của Trung Hoa và là một phần không thể thiếu khi đến du lịch đất nước phương Đông huyền bí này.

Ở Trung Quốc, trà được tôn vinh là “Quốc ẩm” bởi nó không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông, mà quan trọng hơn nó còn truyền tải một nét văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc. Trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, trà đã kết hợp với những phong tục dân gian khác, hình thành nên tục uống trà độc đáo lưu truyền ngàn đời.

Nghệ thuật uống trà ở Trung Quốc không giống với việc uống những thức uống thông thường khác mà ẩn sâu trong đó là sự tinh tế, được nâng lên thành một nghệ thuật thưởng thức và có giá trị văn hóa. Trà đạo ở Trung Quốc có hai quá trình, đó là: pha trà và thưởng trà. Việc pha trà là một khâu vô cùng quan trọng quyết định đến hương vị trà. Nếu như nói thưởng trà là văn hóa thì pha trà là một nét nghệ thuật của Trung Quốc vì nó đòi hỏi người pha phải tuân theo những quy định nhất định về thời gian, nhiệt độ, lượng nước,…

Nói thưởng trà là một nét nghệ thuật bởi người Trung Quốc xưa không chỉ đơn giản thưởng trà như một thức uống giải khát hay uống cho vui, thưởng trà để nhâm nhi tận hưởng hết hương vị của trời đất tích tụ trong chén trà, để cùng ngồi lại đàm thoại đôi điều về kiếp nhân sinh, về lời dạy của cố nhân,…Trong thời cổ Trung Quốc, khi thưởng thức trà, không những yêu cầu phải có trà tươi, nước suối ngọt, bộ đồ pha chè tinh khiết, mà còn phải chọn môi trường tốt (trong phòng kín hoặc ở hoa viên) và thời tiết tốt. Điều quan trọng hơn là phải có bạn trà phong lưu nho nhã, tâm đầu ý hợp cùng thưởng thức.

Hiện nay khi đến du lịch Trung Quốc, bạn có thể rất dễ dàng để có thể trải nghiệm vào những hoạt động văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc. Và đây cũng là một trong những nét văn hóa quan trọng nhất của Trung Quốc mà bất cứ ai học tiếng Trung cũng nên tìm hiểu nhé. 

Thư pháp 

Là cái nôi sản sinh ra chữ Hán, nghệ thuật thư pháp Trung Quốc có những đóng góp không nhỏ vào kho tàng giá trị văn hóa Trung Hoa nói riêng và thế giới nói chung. 

Trong lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, chữ Hán một mặt đóng vai trò xã hội quan trọng như trao đổi tư tưởng, kế thừa văn hóa, mặt khác đã hình thành nên nghệ thuật tạo hình độc đáo . Thư pháp Trung Quốc là một nghệ thuật biểu hiện độc đáo của văn hóa Trung Quốc, nó được biết đến như: một bài thơ không lời, điệu nhảy vô hình; bức tranh không đường nét mà cũng là âm nhạc không lời.

Chữ Hán trong thư pháp Trung Quốc được hình thành trên cơ sở chữ tượng hình, loại chữ viết xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Và nghệ thuật thư pháp cũng bắt đầu từ chữ Giáp Cốt (tượng hình).

Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc yêu cầu chặt chẽ về các quy tắc trình bày, quy tắc viết, cấu trúc, bố cục, nội dung tác phẩm được lồng ghép vào tổng thể trình bày để truyền tải năng lượng, tâm trạng, suy nghĩ nhất định của tác giả. 

Nghệ thuật thư pháp cũng có thể thể hiện cảm giác nhịp điệu như âm nhạc và vẻ đẹp đồ họa như nghệ thuật; nó có thể thể hiện cảm xúc của một người và có thể nói lên tính cách và khí chất của một người. Có thể truyền cảm hứng cho mọi người, có thể cho mọi người sức mạnh, có thể mang lại cho mọi người niềm vui. Nó có thể cho mọi người trải nghiệm lĩnh vực nghệ thuật thư pháp, vì vậy sức hấp dẫn của nghệ thuật thư pháp có thể được tiếp tục và lưu truyền từ xa xưa đến nay, đây chính là ý nghĩa của nghệ thuật thư pháp.

Trung Quốc- đất nước với nền văn hóa phong phú lâu đời, một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Vì vậy sẽ thật thiếu sót nếu như bạn học tiếng Trung mà không tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Trung Quốc. Mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn hiểu về 3 nét đặc sắc trong văn hóa Trung Quốc và đừng quên đón đọc phần tiếp theo của chủ đề này nhé. 

Đọc thêm:

Tìm hiểu văn hóa qua kiến trúc nhà cổ Tứ hợp viện của người Trung Quốc

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *