Văn hóa trong bữa ăn của người Trung Quốc

văn hóa bữa ăn người trung quốc

Một trong những điều thú vị nhất khi học tiếng Trung đó chính là tìm hiểu về văn hóa, đặc biệt với một đất nước có 5000 năm lịch sử và nền văn hóa phong phú đặc sắc sẽ có rất nhiều điều bí ẩn để chúng ta khám phá. Một trong số đó là văn hóa trong ăn uống. Ngày hôm nay hãy cùng kaixin đi tìm hiểu một số lưu ý trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc nhé. 

Không khí ăn uống quây quần, náo nhiệt 

Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc cũng coi trọng bữa ăn gia đình quây quầy, náo nhiệt. Nếu có cơ hội đến một nhà hàng Trung Quốc bất kì chắc chắn bạn sẽ thấy được không khí ở các quán ăn này vô cùng nào nhiệt bởi các tiếng nói cười. Người dân Trung Quốc thích một bầu không khí ồn ào và lạc quan khi có một buổi tụ tập vui vẻ.

Hầu hết người dân Trung Hoa quan niệm rằng món ăn của một nhà hàng tốt và ngon thì nhà hàng đó sẽ ồn ào và bận rộn. Mức độ đám đông của một nhà hàng sẽ cho thấy chất lượng của các món ăn.

Sắp xếp vị trí ngồi của khách trong một bữa tiệc

Khác với hầu hết các nước trên thế giới, vị trí ngồi ăn uống trong bữa tiệc của người Trung Quốc cũng tuân theo một quy định sắp xếp nhất định. Người Trung Quốc rất chú trọng vị trí ngồi trên bàn ăn. “Ghế chủ toạ” – đối diện lối vào hoặc ở phía Đông tương đương với “người chủ bàn tiệc”. Chỗ này thường được dành riêng cho người có địa vị cao nhất được xác định theo độ tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp,..

Người lớn tuổi thường ngồi tại vị trí trung tâm của bàn ăn. Những người nhỏ tuổi cần chú ý phép tắc, lễ nghĩa thông thường trên bàn ăn. Người nhỏ tuổi trước khi ăn phải mời bề trên ăn trước, ăn uống không để phát ra tiếng động, khi gắp đồ ăn nên gắp ít một…

Nghi thức với khách mời

Đối với người dân trong văn hóa Trung Quốc, nếu là một khách được mời tham dự bữa tiệc, khách mời sẽ xem xét mức độ quan hệ với chủ nhân bữa tiệc để chuẩn bị những món quà nhỏ hay rượu ngon. Điều quan trọng hơn cả là phải đúng giờ.

Khi đến khách mời tự giới thiệu bản thân, hoặc để chủ nhân của bữa tiệc giới thiệu nếu không biết người khác, và sau đó ngồi vào chỗ theo chủ của sự sắp xếp của bữa tiệc.

Nếu như trong thời gian du học tại Trung Quốc bạn được mời đi ăn một bữa tiệc nào đầy thì hãy chú ý những thói quen, phong tục trong ăn uống của người dân Trung Hoa nhé.

Cách dùng đũa của người Trung Quốc

Có lẽ chúng ta đều biết Người Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác sử dụng đũa khi ăn rồi đúng không. Đũa đóng một vai trò lớn trong văn hóa ăn uống và sinh hoạt của người Trung Quốc. Họ ăn mì đến cơm, thịt đến canh, cá đến trứng, tất tần tật mọi thứ đều bằng đũa. 

Dùng đũa trong bữa ăn tưởng chừng đơn giản nhưng người Trung Quốc lại đặc biệt để tâm đến việc này. Trên bàn ăn, bạn tuyệt đối không được dùng đũa như một món đồ chơi, chỉ trỏ vào người khác hay xoay tròn đũa trong không khí. Không được để đũa cắm vào bát cơm vì nó gợi nhớ đến hình ảnh đám tang. Trên bàn ăn đông người không nên dùng đũa để bới thức ăn hoặc đâm xiên đồ ăn. Ngoài ra, nếu muốn gắp thức ăn cho người khác thì bạn nên dùng một đôi đũa riêng.

 

Cấm kỵ trong văn hóa trên bàn ăn của người Trung Quốc

  1. Trong lúc ăn cơm, không khua đũa va vào chén trong lúc ăn. Vì như vậy có nghĩa là “không có cơm ăn” lại bất lịch sự. Trên bàn ăn, không được để đũa cắm vào bát cơm vì nó gợi nhớ đến hình ảnh đám tang. Không được dùng đũa chỉ trỏ vào người khác hay xoay tròn đũa trong không khí.

  1. Phải ăn hết cơm trong chén, không để sót dù chỉ một hột. Vì người Trung Quốc quan niệm nếu làm như vậy thì vợ/chồng sau này của bạn sẽ bị mặt rổ. Ngoài ra điều này cũng là không tôn trọng các bác nông dân đã cực khổ dày công cày bừa.
  2. Mỳ được ví như biểu tượng của sự trường thọ tại Trung Quốc. Vì vậy nên khi thưởng thức món ăn này, bạn không nên cắn đứt sợi mì mà hãy ăn hết cả sợi mì dài.

  1. Ngồi trên bàn ăn không được xỉa răng, trong tình huống bắt buộc bạn nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại.
  2. Trên bàn ăn hạn chế tạo ra các tiếng động, âm thanh, kể cả việc hắt xì, ợ hơi. Nếu lỡ phát ra tiếng động thì cần nói xin lỗi những người cùng bàn vì sự phiền toái của mình.
  3. Khi ăn cá hoặc đồ ăn có xương, bạn nên dùng tay cầm xương đặt xuống đĩa, xuống bàn ăn gần chỗ mình ngồi hoặc đặt vào tờ giấy ăn đã chuẩn bị từ trước.

Với mình học tiếng Trung không chỉ đơn giản là học về cách dùng ngôn ngữ đó mà còn là học về văn hóa và con người Trung Hoa. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn phần nào hiểu được văn hóa trong bữa ăn của người Trung Quốc và có ích cho bạn trong giao tiếp sau này nhé. 

Đọc thêm:

Top 6 địa điểm du lịch Trung Quốc nhất định phải ghé thăm một lần

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *