Bạn biết gì về nghệ thuật thư pháp Trung Quốc?

nghe-thuat-thu-phap-trung-quoc

Là đất nước có lịch sử lâu đời, Trung Quốc là nơi có nền văn hóa đặc sắc và một trong những yếu tố quan trong trong văn hóa Trung Quốc phải nói đến chính là chữ viết. Nghệ thuật thư pháp chữ hán Trung Quốc ngày nay đã phát triển và được thế giới biết đến rộng rãi. Ngày càng nhiều bạn trẻ có xu hướng học viết thư pháp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc thư pháp từ đâu và có từ bao giờ. Hãy cùng nghiên cứu qua bài viết dưới đây nhé. 

Thư pháp là gì?

Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc là việc viết chữ bằng mực tàu trên giấy hoặc lụa. Chữ được viết thường là chữ Hán hoặc chữ Nôm theo các phong cách khác nhau. Mỗi phong cách lại có những đặc trưng riêng về cách thể hiện. 

Thư pháp Trung Quốc khá khắt khe trong việc tuân thủ các quy tắc về cách viết. Từ cái nôi Trung Quốc, rất nhiều quốc gia đã tiếp nối và phát triển bộ môn nghệ thuật này. Việt Nam cũng là một trong những nước thừa hưởng và tiếp thu mạnh mẽ.

Thư pháp là môn nghệ thuật và thẩm mỹ giúp thể hiện tình cảm, tâm tư của con người. Không chỉ vậy nó còn chứa đựng rất nhiều những giá trị truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa, mang nhiều tính chất giáo dục con người về đạo đức và nhân sinh quan trong cuộc sống.

Nguồn gốc 

Có ba loại chữ viết của các quốc gia khác nhau trên thế giới, đó là chữ viết, chữ tượng hình và bản ghi âm. Trong đó chữ tượng hình là loại chữ xuất hiện sớm nhất và cũng là phổ biến nhất. Chữ Hán là loại chữ điển hình được phát triển trên cơ sở chữ tượng hình. 

Nghệ thuật thư pháp cũng bắt đầu từ chữ Giáp Cốt (tượng hình) bắt đầu. Trải qua hơn 2.000 năm kế thừa và phát triển, nghệ thuật thư pháp qua các thời kỳ đã thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội và định hướng giá trị của con người trong các thời kỳ cụ thể khác nhau..

Tính thẩm mĩ của Thư pháp Trung Quốc 

Thư pháp Trung Quốc không chỉ đơn giản là chữ viết mà còn có thể thể hiện cảm xúc của một người và có thể nói lên tính cách và khí chất của một người. Chữ thư pháp thường được dùng để trang trí trong nhà vào những dịp đặc biệt. Những người viết được chữ này thường là những thầy đồ hoặc những người có học. Mỗi con chữ sẽ mang những ý nghĩa và hàm ý khác nhau.

Thư pháp đề cập đến các phương pháp viết, luật và quy tắc của các ký tự. Vẻ đẹp của thư pháp, phông chữ phải đẹp, cấu trúc đẹp, bố cục đẹp, nội dung bài viết được lồng ghép vào bố cục tổng thể và toàn bộ tác phẩm có thể phản ánh vẻ đẹp của tính cách, tâm trạng, suy nghĩ, ý chí và cảm xúc của người viết. 

Có thể truyền cảm hứng cho mọi người, có thể cho mọi người sức mạnh, có thể mang lại cho mọi người niềm vui. Nó có thể cho mọi người trải nghiệm lĩnh vực nghệ thuật thư pháp, vì vậy sức hấp dẫn của nghệ thuật thư pháp có thể được tiếp tục và lưu truyền từ xa xưa đến nay, đây chính là ý nghĩa của nghệ thuật thư pháp.

Các phong cách viết thư pháp Trung Hoa

Có 5 phong cách viết thư pháp phổ biến, mỗi phong cách lại có những cách thể hiện riêng.

+ Khải thư: Đây là kiểu chữ được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất ngày nay. Nó được dùng trong lĩnh vực quảng cáo, in ấn. Đặc biệt là loại chữ dành cho những người mới bắt đầu học chữ Hán. Khải thư có bố cục ngay ngắn theo dạng hình vuông, được viết chậm rãi và cẩn thận. Khác với các loại chữ khác, khi viết thì ngòi bút được nhấc lên khỏi mặt giấy.

+ Triện Thư: Là loại chữ thư pháp có lịch sử lâu đời và được lưu hành rộng rãi. Triện thư gồm 2 kiểu chữ là Đại Triện và Tiểu Triện. Đây là loại chữ thư pháp kiểu cổ, các nét thanh, bố cục đơn giản.

+ Lệ thư: Là bước phát triển cao hơn của Triện thư. Hầu hết nét bút của Lệ thư là những nét vuông thể hiện sự mạnh mẽ, đơn giản về đường nét.

+ Hành thư: Đây là loại chữ thư pháp gần giống với chữ viết tay thông thường. Khác với các kiểu chữ khác, chữ Hành thư khi viết thì ngòi bút ít nhấc lên khỏi mặt giấy. Chính vì thế các nét chữ trong cùng một chữ được viết nối liên tục nhau. Hành thư có đường nét phóng khoáng, dễ đọc, bố cục chữ tròn trịa, ít góc cạnh.

+ Thảo thư: Đây là kiểu chữ mang tính nghệ thuật cao, thiên về cảm hứng của người viết. Các nét chữ được biến tấu đầy thi vị, thanh thoát, tốc độ viết nhanh chóng. Các nét chữ thể hiện sự liên kết, uyển chuyển tạo nên sự liên hoàn cho các bộ chữ. Khi viết, ngòi bút được hạn chế nhấc lên khỏi mặt giấy. Thảo thư được viết để thể hiện đại ý của văn tự, chính vì thế mà không phải ai cũng có thể thưởng thức được loại thư pháp này.

Những chữ Thư pháp tiếng Trung thường được viết.

Chữ Phúc (福): Ý nghĩa là hạnh phúc, sự may mắn. 

Chữ Lộc(禄): có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. 

Chữ Thọ (寿): mang nghĩa là sống lâu, trường thọ.

Chữ An (安): thể hiện mong muốn bình an, hạnh phúc.

Chữ Nhẫn (忍): khuyên nhủ người ta nên biết nhẫn nhịn, giữ “tâm” luôn sáng suốt, tránh vọng động

Chữ Đức (德): quan niệm sống tốt, tự răn dạy bản thân mình sống sao cho ý nghĩa, có ích với xã hội.

Chữ Tâm (心): Tôi luyện cái tâm của mình, nỗ lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục vọng, ích kỷ, hận thù. 

Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc ngày nay đã được lan rộng trên toàn Thế giới. Tuy nhiên để có thể hiểu về môn nghệ thuật này cần có sự say mê và tinh thần học hỏi mạnh mẽ. Trải qua bao nhiêu năm, thư pháp vẫn là một môn nghệ thuật cần gìn giữ và phát huy. Và với những ai học tiếng Trung, đây là một bộ môn nghệ thuật mà bạn rất nên thử trải nghiệm qua. Hãy bắt đầu bằng việc luyện viết chữ Hán trước và sau đó là học cách thể hiện bằng thư pháp phức tạp hơn.

Đọc thêm: Bộ đôi sách tập viết chữ Hán cho người mới bắt đầu bạn nên biết

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *