No products in the cart.
Mục Lục
Cũng giống như IELTS hay TOEIC của tiếng Anh, tiếng Trung cũng những chứng chỉ ngoại ngữ riêng, và để nói về chứng chỉ tiếng Trung quan trọng và có giá trị nhất phải kể đến chính là chứng chỉ HSK. Hiện nay nhu cầu thi chứng chỉ HSK rất cao, trong đó có HSK cấp 4. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để ôn luyện thi hiệu quả, vì vậy ngày hôm nay Kaixin sẽ chia sẻ với các bạn những kỹ năng cực cần thiết để thi đạt HSK 4 nhé.
Cấu trúc bài thi HSK 4
Muốn thi tốt thì trước hết chúng ta chắc chắn phải nắm rõ sẽ thi gì đã. Bài thi HSK 4 gồm 3 phần với tổng cộng thời gian trong khoảng 105 phút ( gồm thời gian phát đề và điền thông tin).
PHẦN 1 : Nghe hiểu (45 câu)
Câu 1-10: (Chọn đúng sai) Mỗi câu ứng với 1 đoạn nói ngắn, sau đó dựa vào đó, đánh giá câu trong đề đúng hay sai.
Câu 11-25 (Chọn đáp án đúng) Mỗi câu ứng với 1 đoạn hội thoại ngắn (2 người nói), sau đó bạn nghe câu hỏi (không có trong đề) và chọn đáp án từ đề.
Câu 26- 35 (Chọn đáp án đúng) Cũng là đoạn hội thoại tuy nhiên sẽ dài hơn và khó hơn phần trước. Phần này thường hỏi về thời gian địa điểm và thường có các từ gây nhiễu.
Câu 36 – 45: (Chọn đáp án đúng) Phần này đoạn hội thoại dài/ hoặc độc thoại hơn rất nhiều, phải trả lời cho 2 câu hỏi liền nhau.
PHẦN 2: Đọc hiểu (40 câu)
Câu 46 – 55: Điền từ cho sẵn vào chỗ trống
Câu 56 – 65: Sắp xếp 3 câu/ đoạn chưa hoàn thiện thành 1 câu hoàn chỉnh
Câu 66 – 79:Đọc hiểu và chọn đáp án đúng
Câu 80 – 85: Chọn đáp án đúng, Phần này giống phần trên, tuy nhiên 1 đoạn phải trả lời 2 câu hỏi. Phần này trong 1 đoạn luôn có 1 câu dễ, 1 câu khó.
PHẦN 3: Viết (15 câu)
Câu 85 – 95: (Sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh) Dùng các từ cho sẵn xếp thành câu hoàn thiện đúng ngữ pháp và logic.
Câu 96- 100: dùng từ để đặt câu theo tranh cho sẵn
Kỹ năng làm bài phần thi nghe hiểu
Phần thi nghe hiểu mục đích chính là kiểm tra khả năng nắm bắt ý chính nội dung và nắm vững từng chi tiết của thí sinh, là một phần dễ đạt điểm cao nhất trong kỳ thi HSK 4. Nội dung được nhắc đến khá gần gũi với cuộc sống hằng ngày, bối cảnh các đoạn hội thoại thường gặp gồm: trường học, công ty, gia đình, cuộc sống nơi đô thị, cuộc sống thường ngày, ăn uống sinh hoạt…..
Các kỹ năng làm bài dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài thi của bạn
Thói quen tốt khi trả lời câu hỏi
Để làm tốt phần thi nghe, thí sinh nên đi theo 5 bước sau: Đọc hiểu phương án lựa chọn, Đưa ra dự đoán, nghe và ghi chép, nhanh chóng và đưa ra đáp án, đọc hiểu mục lựa chọn trong câu tiếp theo. Thí sinh nên tện dụng thời gian trước khi làm bài và khoảng thời gian trống giữa mỗi câu hỏi của bài Nghe hiểu để nhanh chóng đọc hiểu các phương án lựa chọn và đưa ra dự đoán, phán đoán cụm từ trọng điểm, giả thuyết bối cảnh khi nghe có thể xảy ra; sau đó vừa tập trung nghe vừa đọc đề, nếu cần thiết có thể ghi chép thông tin lại ở những phần trống; từ đó dựa vào đề bài nhanh chóng trả lời. Nên tin tưởng vào cảm giác đầu tiên của mình và không nên do dự.
Chú ý nắm được câu đầu tiên và câu cuối cùng
Câu đầu tiên thông thường đều gợi nhắc cho bạn biết đến bối cảnh nghe, giúp bạn hiểu được toàn bộ nội dung, đôi khi cũng là trọng điểm câu hỏi. Câu cuối cùng có lượng thông tin phong phú, câu hỏi thường dựa trên câu cuối cùng.
Chú ý nghe hiểu những từ ngữ biểu thị chuyển ý hay tổng kết.
Một số từ ngữ biểu sự chuyển ý phổ biến có thể kể đến như 但是 nhưng、可是 nhưng mà、不过 chẳng qua、却 lại、对不起 xin lỗi、抱歉 xin lỗi
Một số từ ngữ biểu sự tổng kết: 所以、最后、终于、那么、因此
Nắm vững chi tiết:
Câu hỏi chi tiết thường chiếm phần lớn trong loại hình phần thi nghe hiểu. Nội dung chi tiết chủ yếu là số đếm, thời gian, thân phận, quan hệ… Đôi khi những chi tiết này thường có thể trực tiếp tìm thấy trong phần nghe hiểu nhưng đa số nội dung chi tiết đó lại được ẩn đi, trong phần nghe khó có thể trực tiếp tìm thấy thông tin đó. Vì vậy thí sinh khi nghe cần phải mở rộng liên tưởng, đưa ra phán đoán hợp lý nhất.
Nắm bắt câu hỏi
Phương thức đặt câu hỏi trong phần thi nghe hiểu rất đa dạng, thí sinh cần phải hiểu chính xác nội dung câu hỏi
Kỹ năng làm bài thi đọc hiểu
Kỹ năng làm bài chọn từ điền vào chỗ trống
Phần này chủ yếu kiểm tra hiểu biết của thí sinh về nghĩa của từ, vì vậy thí sinh nên tập trung vào 600 từ mới của HSK 4, nắm vựng ý nghĩa và cách dùng của các từ vựng của HSK 4.
Khi làm bài có thể dựa trên những cấu trúc thường dùng và một số cụm từ kết hợp cố định. Ví dụ sau 的 thường là các danh từ, sau 地 thường là động từ, cũng như 到 thường kết hợp với các từ chỉ nơi chốn, 已经 thường đứng trước động từ.
Ngoài ra có thể căn cứ vào vị trí thường gặp của các từ trong câu để trả lời. Bởi cấu trúc cơ bản trong tiếng trung thường là: Chủ ngữ + Vị ngữ + Tân ngữ, trong đó chủ ngữ thường là danh từ hay đại từ, vị ngữ thường là động từ, hình dung từ, tân ngữ thường là các danh từ. Nếu trong đề bài có vị trí nào đó bị thiếu, ta có thể phán đoán vị trí này cần từ loại gì, như vậy có thể giúp chúng ta dễ dàng làm bài hơn.
Kỹ năng làm bài sắp xếp thứ tự
- Dựa vào các từ nối
Căn cứ vào thứ tự trước sau của của các từ nối, chúng ta có thể sắp xếp thứ tự câu, các từ nối thường gặp gồm có
- Chú ý quan hệ đại từ chỉ định trong câu
Đại từ chỉ định thường gặp gồm có đại từ nhân xưng và đại từ chỉ thị. Ví dụ như đại từ nhân xưng chúng ta có 他、她、它、你们、我们、他们、她们、它们。 Đại từ chỉ thị 这、那、其他、其中。
Các đại từ chỉnh định trên thường có một đặc điểm chung là chúng thường đứng sau các danh từ mà nó chỉ định. Ví dụ trong câu thường hay nhắc tới “Trương Đông”, và sau đó sẽ dùng “anh ấy” để chỉ Trương Đông. Thông thường hay nói Bắc kinh trước, sau đó sẽ dùng ở đó để chỉ Bắc Kinh. Do đó, nếu trong câu những đại từ, chúng ta có thể tìm ra những danh từ mà chúng thay thế ý nghĩa, sau đó dựa vào đây để sắp xếp thứ tự trước sau của các câu.
Kỹ năng làm bài dạng bài thi đọc hiểu
Phần đề thi đọc hiểu tương đối dài, nội dung cũng tương đối rộng, vì vậy mức độ khó cũng tăng dần, chúng ta có thể tìm đáp án dựa trên 3 yếu tố sau:
- Tìm từ tương ứng.
Cần đọc hiểu phương án lựa chọn, đồng thời cần tìm đúng từ tương ứng trong bài đọc. Có những từ tương ứng không thể trực tiếp tìm ngay được mà sẽ đổi sang một hình thức khác.
- Nắm bắt chi tiết: Có một số câu hỏi sẽ liên quan đến chi tiết nhỏ, thí sinh phải đối chiếu so sánh một cách cẩn thận. Những chi tiết nhỏ này chủ yếu là các con số, đặc trưng, nhân vật..
- Dự đoán hợp lý
Có những câu hỏi yêu cầu thí sinh căn cứ vào tài liệu đọc hiểu để đưa ra phán đoán, thí sinh cần hiểu đúng nội dung tài liệu đọc hiểu và các phương án lựa chọn.
Kỹ năng làm bài thi viết
Bài thi viết chủ yếu kiểm tra mức độ hiểu của thí sinh đối với thứ tự từ trong câu, kết cấu của các kiểu câu, các cụm từ trọng điểm trong tiếng Trung.
Kỹ năng làm bài hoàn thành câu
- Thuộc và nắm vững các loại câu: Các loại câu thường gặp: câu vị ngữ hình dung từ, câu liên động, kết cấu động bổ, câu so sánh, kết cấu “是…的”, câu chữ “把“, câu chữ 被, câu cầu khiến.
- Lấy động từ làm trung tâm tổ chức câu
Dựa vào đặc điểm của thành phần vị ngữ, câu trong tiếng Trung được chia thành câu vị ngữ động từ, câu vị ngữ hình dung từ, câu vị ngữ danh từ. Trong đó, câu vị ngữ hình dung từ, câu vị danh từ là loại câu thường xuất hiện trong đề thi, kết cấu cấu này tương đối đơn giản. Trong khi đó, câu vị ngữ động từ thường chiếm đại đa số trong đề thi, hơn nữa kết cấu câu lại khá phức tạp.
Thí sinh khi làm bài nên coi động từ làm trung tâm, dựa vào nghĩa của động từ để lựa chọn chủ ngữ và tân ngữ phù hợp. Cần lưu ý có câu có thể lược đi chủ ngữ, có câu có thể không có tân ngữ. Sau khi xác định chủ ngữ, vị ngữ (động từ), tân ngữ thì tiếp tục sắp xếp một số thành phần phụ của câu, đặc biệt nên cẩn thận sắp xếp chính xác thành phần bổ ngữ cho động từ
- Nắm vững kết cấu đoản ngữ thường dùng:
Kỹ năng làm dạng bài viết theo tranh minh họa.
Đề thi có tranh minh họa kiểm tra khả năng viết tiếng Hán của thí sinh và khả năng vận dụng từ ngữ.
- Đáp án phải liên quan tới tranh
- Đảm báo câu chính xác
Cần đảm bảo tính chính xác cho ngữ pháp của câu, sau đó xem xét tới độ dài ngắn của câu, sự biến đổi loại hình câu…
- Nắm vững các kết cấu thường dùng
Vừa rồi là những lưu ý cực kỳ cần thiết về kỹ năng làm bài thi HSK 4 không chỉ giúp bạn thi đỗ mà còn thi đỗ với số điểm cao. Đừng quên note lại và áp dụng vào quá trình ôn luyện để đạt được hiệu quả ôn thi tốt nhất nhé. Đừng quên để thực hiện được những kỹ năng trên đòi hỏi bạn phải có sự chăm chỉ luyện đề thi thử HSK 4 và củng cố kiến thức. Chúc các bạn hoàn thành và đạt điểm cao trong kỳ thi HSK 4 nhé.
Đọc thêm: Những kỹ năng làm bài thi giúp bạn dễ dàng chinh phục HSK5