No products in the cart.
Mục Lục
Cách ghép câu trong tiếng Trung như thế nào. Bạn đã nắm được cách ghép câu trong tiếng Trung giao tiếp chưa. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn những nguyên tắc quan trọng trong cách ghép câu tiếng Trung nhé
Cách ghép câu trong tiếng Trung như thế nào. Bạn đã nắm được cách ghép câu trong tiếng Trung giao tiếp chưa. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn những nguyên tắc quan trọng trong cách ghép câu tiếng Trung nhé.
A, Cấu trúc từ và câu tiếng Trung
Tiếng Trung và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập vì thế chúng mang đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này. Ở ngôn ngữ đơn lập, xét về mặt hình thái từ: Từ không biến đổi hình thái. Ở các loại hình ngôn ngữ khác, từ có sự biến đổi hình thái. Ví dụ như trong tiếng Anh “I like her” và “she likes me”, như các bạn đã thấy động từ “like” đã có sự biến đổi khi ta thay đổi ngôi. Và trong tiếng Anh động từ ở các thì khác nhau sẽ được chia khác nhau, ví dụ like-> liked, còn trong tiếng Việt và tiếng Trung khi bạn muốn biểu đạt một hành động đã xảy ra trong quá khứ thì động từ vẫn giữ nguyên thể và chỉ thêm các hư từ để biểu đạt thì quá khứ, vì dụ như “đã, từng” (tiếng Việt) hoặc thêm chữ 了 vào sau động từ hoặc ở cuối câu (tiếng Trung).
Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu.
Kết cấu của câu tiếng Trung giống với tiếng Việt, đều là kết cấu S (chủ ngữ) V (vị ngữ) O (tân ngữ), khác với các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn là kết cấu S O V.
VD: 我 吃 饭 (tiếng Trung)
Tôi ăn cơm (tiếng Việt)
Tuy có kết cấu giống nhau nhưng cách ghép câu trong tiếng Trung và tiếng Việt vẫn có sự khác biệt:
B, Nguyên tắc ghép câu trong tiếng Trung và so sánh với tiếng Việt
1, Định ngữ
Thứ tự sắp xếp cụm danh từ ngược nhau
Cụm danh từ trong tiếng Việt thì trung tâm ngữ sẽ đứng trước, định ngữ đứng sau, ví dụ “Mẹ của tôi” (mẹ là trung tâm ngữ, tôi là định ngữ) nhưng trong tiếng Trung lại hoàn toàn ngược lại, định ngữ đứng trước, trung tâm ngữ đứng sau), ví dụ “我的妈吗” (我 là định ngữ, 妈妈 là trung tâm ngữ). Một ví dụ khác, nếu trong tiếng Việt là “một cô gái xinh đẹp” thì trong tiếng Trung lại là “一个漂亮的女孩”.
Ngoài ra trong kết cấu cụm danh từ, thứ tự sắp xếp của tiếng Việt là: Số+lượng từ+trung tâm ngữ+tính từ. Ví dụ:
Một con mèo con
(Số) (lượng từ) (trung tâm ngữ) (tính từ)
Trong tiếng Trung thứ tự sắp xếp lại là : Số+lượng từ+tính từ+trung tâm ngữ. Ví dụ:
(一) (只) (小) (猫) (Một con mèo con)
(Số) (lượng từ) (tính từ) (trung tâm ngữ)
2, Trạng ngữ
a) trạng ngữ chỉ thời gian
Vị trí của trạng ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt khá linh hoạt, có thể đặt đầu câu hoặc cuối câu, ví dụ:
“Ngày mai tôi đi học” hoặc cũng có thể nói “tôi đi học ngày mai” hoặc “tôi ngày mai đi học”
Nhưng trong tiếng Trung, trạng ngữ chỉ thời gian chỉ có thể đặt ở đầu câu hoặc sau chủ ngữ, ví dụ:
“明天我上课” hoặc “我明天上课” chứ không thể nói “我上课明天” được
Có thể nói “今天我在家休息” (Hôm nay tôi ở nhà nghỉ ngơi) hoặc “我今天在家休息” chứ không thể nói “我在家休息今天” được.
– Về trạng ngữ chỉ mốc thời gian, người Việt chúng ta thường đọc từ ngày rồi đến tháng rồi mới tới năm ( từ nhỏ đến lớn) nhưng người Trung Quốc và một số nước khác lại ngược lại, họ đọc năm trước, rồi đến tháng rồi mới tới ngày(từ lớn đến nhỏ)
Ví dụ:
ngày 12 tháng 2 năm 2018 (tiếng Việt)
2018年2月12日 (tiếng Trung)
b) trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn
Trong tiếng Việt chúng ta khi cần biểu đạt nghĩa “ làm gì ở đâu” ta có thể có rất nhiều cách biểu đạt khác nhau, ví dụ “ tôi ở nhà ngủ”, “tôi ngủ ở nhà” hoặc “ở nhà tôi ngủ” Nhưng tiếng Trung chỉ có một cách biểu đạt duy nhất đó là “ở đâu làm gì” 在+(địa điểm)+ động từ, ví dụ: “我在家睡觉” chứ không được nói “在家我睡觉“ hoặc“我睡觉在家” là hoàn toàn sai.
– Về trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn (địa chỉ), người Việt chúng ta thường sẽ đọc từ bé đến lớn, ví dụ: số nhà 48, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Cùng một ví dụ trên nhưng tiếng Trung lại đi từ lớn đến bé 河内市青春郡阮斋路48号/ hé nèi shì qīng chūn jùn ruǎn zhāi lù 48 hào/。
3, Các cấu trúc sử dụng giới từ trong tiếng Trung thường nói ngược lại với tiếng Việt
Một số cấu trúc câu đi kèm với giới từ thường gặp trong tiếng Trung:
Câu chữ 给: 给谁(我, 你 , 他, 她, 。。。) + V +O: làm việc gì đó cho ai, thay ai đó làm gì. Thường dùng trong: câu cầu khiến, mang ngữ khí đề nghị, thỉnh cầu, mệnh lệnh, thương lượng. như các bạn có thể thấy, cùng biểu đạt một ý nghĩa nhưng tiếng Việt và tiếng Trung có sự khác biệt, tiếng Việt thường là “làm gì” trước rồi mới đến “cho ai”, nhưng trong tiếng Trung lại là 给谁 (cho ai)trước rồi mới đến “làm gì” sau, ví dụ:
– 你给妈妈倒杯水: / nǐ gěi māma dào bēi shuǐ/ : con rót cho mẹ cốc nước
– 我给你做饭了:/ wǒ gěi nǐ zuò fàn le/ : tôi làm cơm cho bạn rồi
– 衣服我给你买了:/ yīfu wǒ gěi nǐ mǎi le/ : tôi mua quần áo cho bạn rồi
– 我给你交学费:/wǒ gěi nǐ jiāo xué fèi/ : tôi nộp học phí cho bạn
Tuy nhiên trong khâu ngữ một số trường hợp cũng có thể nói V + 给谁 (我, 你 , 他, 她, 。。。) + O, xuôi giống tiếng Việt
Ví dụ:
– 你喜欢吃什么, 我做给你吃:/nǐ xǐ huān chī shén me wǒ zuò gěi nǐ chī/ : cậu thích ăn gì, tôi làm cho cậu ăn.
– 我送给妈妈一朵红玫瑰:/ wǒ sòng gěi māma yī duǒ hóng méi guī /: tôi tặng cho mẹ một đóa hoa hồng đỏ.
– 你做给我看:/nǐ zuò gěi wǒ kàn/ : cậu làm cho tôi xem
Câu chữ 把: Câu chữ “把” là giới từ nên không có nghĩa cụ thể (tạm dịch là đem, mang) là loại câu vị ngữ động từ, thường được dùng để nhấn mạnh ảnh hưởng hay sự xử trí của chủ ngữ đối với tân ngữ. Động từ được dùng ở đây hàm ý: khiến sự vật thay đổi trạng thái, khiến sự vật dịch chuyển vị trí, hoặc khiến sự vật chịu sự tác động nào đó. Tân ngữ của câu chữ 把 là danh từ hoặc cụm danh từ.
Cấu trúc: S+把+O+V+ thành phần khác : Tạm dịch là ai đem cái gì đi làm gì
Ví dụ :
– 我把工资交给老婆了:/wǒ bǎ gōngzī jiāo gěi lǎopó le/ : tôi đưa tiền lương cho vợ rồi ( tôi đem tiền lương cho vợ tôi)
– 你要把作业做完才能出去玩:/ nǐ yào bǎ zuòyè zuò wán cái néng chū qù wán/ : con phải làm xong bài tập mới được ra ngoài chơi
– 你帮我把东西搬到楼上, 好吗/ nǐ bāng wǒ bǎ dōngxi bān dào lóu shàng , hǎo ma/: cậu giúp tôi đem đồ đạc chuyển lên tầng có được không?
– 你不要把他的话放在心上:/ nǐ bú yào bǎ tā de huà fàng zài xīn shàng/ : cậu đừng để bụng lời nói của cậu ta.
– 把书翻到13页:/bǎ shū fān dào 13 yè/ : mở sách trang 13
– 屋子里太热了, 我去把窗户打开:/wūzi lǐ tài rè le , wǒ qù bǎ chuānghu dǎ kāi/ : trong phòng nóng quá, tôi đi mở cửa sổ ra
– 我从来都把你当做朋友:/ wǒ cóng lái dōu bǎ nǐ dāng zuò péngyou : trước nay tôi đều xem cậu là bạn
– 我明明把钥匙放在桌子上, 怎么又不见了:/ wǒ míng míng bǎ yàoshi fàng zài zhuōzi shàng , zěn me yòu bú jiàn le : rõ ràng tôi để chìa khóa trên bàn, sao lại không thấy nữa rồi
– 把失败当作动力坚持下去吧/bǎ shī bài dāng zuò dòng lì jiān chí xià qù bā/ : hãy lấy thất bại làm động lực tiếp tục kiên trì
– 现在你要把汉语学好, 以后工作会很好找的/xiàn zài nǐ yào bǎ hàn yǔ xué hǎo , yǐ hòu gōngzuò huì hěn hǎo zhǎo de/ : bây giờ cậu phải học tốt tiếng Trung, sau này công việc sẽ rất dể tìm
Những yêu cầu và lưu ý khi dùng câu chữ 把:
+ Chủ ngữ phải là nguồn gây ra động tác của động từ ở vị ngữ
我把药吃了/ wǒ bǎ yào chī le/: tôi uống thuốc rồi ( người uống thuốc là 我)
我把手机放进口袋里去了/ wǒ bǎ shǒu jī fàng jìn kǒu dài lǐ qù le/:tôi bỏ điện thoại vào trong túi áo rồi (người bỏ điện thoại vào túi áo là 我)
+ Tân ngữ của”把” phải là đối tượng rõ ràng, đã được xác định chứ không thể là đối tượng chung chung bất kỳ.
+ Vì câu chữ “把” biểu thị sự vật thay đổi thông qua hành động, vì thế động từ chính của nó phải có nghĩa xử lí hoặc chi phối。Loại câu này không được dùng nếu động từ biểu thị sự phán đoán hay trạng thái (是, 有, 像, 在…); biểu thị hoạt
động tâm lý hay nhận thức (知道, 同意, 觉得, 希望, 要求, 看见, 听见…); và biểu thị sự chuyển động (上, 下, 进, 去, 回, 过, 到, 起…).
Ví dụ, chỉ nói “我喜欢上她了” (/ wǒ xǐ huān shàng tā le/: tôi thích cô ấy rồi) chứ không thể nói “我把她喜欢上了”
+ Dạng phủ định đặt 别/不/没(没有)/。。。hoặc động từ năng nguyện(想, 要, 应该, 喜欢, 。。。) phải đặt trước 把 chứ không được đặt trước động từ.
Ví dụ: chỉ nói : “他不把我放在眼里” (/tā bù bǎ wǒ fàng zài yǎn lǐ/: hắn ta không coi tôi ra gì) chứ không được nói“他把我不放在眼里”
Chỉ nói “他喜欢把东西乱扔” (/Tā xǐhuān bǎ dōngxi luàn rēng/: cậu ta thích vứt đồ lung tung) chứ không thể nói “他把东西喜欢乱扔”
Câu chữ 对: chủ yếu dùng để biểu đạt hành vi có phương hướng hoặc bày tỏ thái độ, bình luận đánh giá về một sự vật sự việc nào đó.
Các cấu trúc thường gặp:
– 对。。。来说/来讲, 。。。。: đối với … mà nói, ….
Ví dụ: Duì wǒ lái shuō, zhè shì hěn nán jiějué de wèntí: đối với tôi mà nói, đây là vấn đề khó giải quyết
Xuéxí duì tā lái shuō fēicháng zhòngyào:/ việc học tập đối với cậu ta mà nói vô cùng quan trọng
– “S+对+O1+V ”
VD:
他对我很好:/tā duì wǒ hěn hǎo/ : anh ấy đối với tôi rất tốt
他对感情很认真:/tā duì gǎn qíng hěn rèn zhēn/ : anh ấy rất nghiêm túc đối với chuyện tình cảm
他对音乐非常敏感:/tā duì yīn yuè fēi cháng mǐn gǎn/ : anh ấy rất nhạy cảm với âm nhạc
我对他不太了解:/wǒ duì tā bú tài liǎo jiě/ : tôi không hiểu rõ về anh ấy lắm
Bài viết khác: Ngữ pháp tiếng Trung về Liên Từ, Khi học giao tiếp tiếng Trung cần lưu ý, Bạn có đang tự học tiếng Trung tại nhà đúng cách, hiệu quả?,…