No products in the cart.
Mục Lục
1. Chia nhỏ thời gian học.
Nếu bạn lên kế hoạch hôm nay phải hoàn thành những công việc như thế này, thế kia thì hãy lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc bạn sẽ làm. Chia thời gian học một cách hợp lý. Nếu bạn tham lam học hết các dự định trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến bị quá tải. Việc học nhanh chóng trở nên chán nản.
Việc liên tục dồn ép lượng kiến thức, học để cho xong mục tiêu, học để lấy số lượng sẽ khiến người học nhanh chóng mệt mỏi và chán nản. Việc học tiếng Trung có thể sẽ bị bỏ dở.
Thay vì học liền một lúc 2 tiếng đồng hồ, bạn có thể chia nhỏ thời gian ra. Học được 30 phút bạn chuyển qua nghe nhạc Hoa, sau đó lại bắt đầu học tiếp. Hoặc bạn có thể giải trí với những clip hài bằng tiếng Trung. Vừa để thư giãn, vừa học bài. Vừa học được kiến thức mới, vừa duy trì cảm hứng học tiếng Trung.
2. Lên kế hoạch lộ trình học tiếng Trung.
Việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Trung nói riêng đều có những lộ trình nhất định. Nếu bạn nhận thấy những lộ trình đó, thì chắc chắn việc học sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thong thường, để học giỏi tiếng Trung người học sẽ phải trải qua 3 bước cơ bản:
– Học bằng ý thức : tức là bạn học trực tiếp với giáo viên hay tự học tiếng Trung online thông qua những video bài giảng của thầy cô. Việc học này là khi bạn ý thưc được nhu cầu học tiếng Trung của bản thân và tìm đến những phương pháp giúp bạn hiểu được những kiến thức căn bản.
– Phép lặp: Là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần giúp bạn nhớ lại những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, trong quá trình lặp lại cũng là lúc bạn học thêm những kiến thức mới. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu hôm nay phải học hết 15 từ mới. Bạn có thể học lần lượt, viết chữ, sau đó lấy ví dụ, những câu có từ mới liên quan. Nếu viết chán rồi , bạn có thể chuyển qua dịch bài khóa, dịch xuôi và dịch ngược. Cứ như vậy, việc lặp lại không trở thành việc nhàm chán. Mỗi lần lặp lại là một lần tìm thêm những kiến thức mới. Sau rất nhiều phép lặp, tự khắc những phản xạ của bạn sẽ trở nên tốt hơn và nhanh nhạy hơn.
– Tiền thức : Sau một thời gian lặp lại những từ vựng và mẫu câu quen thuộc, phản xạ khi giao tiếp trở nên nhanh hơn. Bạn bắt đầu xin việc và kiếm được tiền nhờ học tiếng Trung. Đây cũng chính là cách giúp bạn duy trì cảm hứng học tiếng Trung.
3. Xem phim, xem phim và xem phim.
Xem thật nhiều phim Trung Quốc nếu bạn muốn học tiếng Trung thật giỏi. Chỉ nghe nguyên những file nghe của sách giáo khoa là không đủ. Thậm chí, nhiều bạn khi luyện nghe bài khóa còn cảm thấy nghe đi nghe lại nhiều lần khá nhàm chán. Vì vậy, bên cạnh việc nghe bài khóa bạn có thể “luyện phim”. Có lẽ đây là cách nâng cao trình độ nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất.
Xem một bộ phim thể loại mình yêu thích để giải trí chắc chắn sẽ mang lại nhiều cảm hứng giúp bạn học tiếng Trung tốt hơn.
Vì vậy, ngay khi bạn cảm thấy hơi mệt với những từ mới và ngữ pháp thì có thể chuyển sang xem phim để giải trí và tạo ra cảm hứng giúp bạn học tốt hơn.
4. Chọn người hướng dẫn.
Việc học là quan trọng, chính vì vậy người hướng dẫn bạn học cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng. Bạn có thể chủ động chọn cho mình những giáo viên khiến bạn cảm thấy vui vẻ và hứng thú với những tiết học.
Bắt đầu học một ngoại ngữ là việc khó. Nếu bạn theo học một người thầy giáo giúp bạn tìm ra phương pháp học và tạo cho bạn sự thoải mái, hứng thú mỗi buổi lên lớp sẽ tạo cho bạn cảm hứng mỗi ngày. Người hướng dẫn bạn càng vui tính, hài hước , bạn càng thoải mái trong việc học.
5. Học chữ hán qua câu chuyện.
Phần khó nhất của tiếng Trung chính là viết chữ Hán. Rất nhiều bạn khi mới học tiếng Trung đều hừng hực quyết tâm chinh phục phần khó nhất. Nhưng chỉ một thời gian ngắn lại nhanh chóng bỏ cuộc. Vậy cách khắc phục là như thế nào ?
Thay vì viết đi viết lại từ mới để nhớ chữ Hán để rồi chỉ 1 thời gian ngắn bạn lại quên luôn chữ đó, hãy học nhớ chữ Hán theo một cách hoàn toàn mới và khác biệt.
Để nhớ được chữ hán bạn cần phải phân tích các bộ thủ hợp thành chữ hán đó. Kể 1 câu chuyện thú vị liên quan đến chữ Hán để ghi nhớ lâu hơn. Bạn có thể làm các thành Flashcard thẻ học tiếng Trung để ghi nhớ chữ Hán.
Mỗi lần làm thẻ học và xem đi xem lại sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi nhớ chữ Hán. Thay đổi cách học chữ hán truyền thống tạo ra những thú vị riêng biệt khi học tiếng Trung. Đây cũng là cách bạn duy trì cảm hứng học tiếng Trung.
6. “Theo dõi” những người lạc quan, tích cực.
Có người nói thế này, đại ý : Xòe bàn tay và kể tên 5 người gần gũi với bạn, giá trị của bạn sẽ được tính bằng trung bình cộng của 5 người này gộp lại. Do đó bạn muốn học giỏi tiếng Trung, muốn việc học trở nên vui vẻ thì môi trường xung quanh cũng nên toàn những người lạc quan, vui vẻ. Muốn vậy, hãy lựa chọn những người giỏi tiếng Trung và follow họ, hoặc ít nhất, bạn hãy biết từ chối những người hay than vãn, kêu ca, những người khiến bạn có suy nghĩ chùn bước. Quan tâm và học hỏi những người thành công trong việc học tiếng trung sẽ giúp bạn duy trì cảm hứng học mỗi ngày. Thấy họ thành công và cũng học tập để thành công như họ.
7. Thay đổi không gian học.
Đừng mãi suy nghĩ học bài thì phải đến lớp. Học bài thì phải ngồi trong thư viện hay bó chân mình với chiếc bàn . Thỉnh thoảng bạn có thể thay đổi không gian học để tạo thêm những thú vị mới cho việc học tiếng Trung.
Thay đổi không gian nhàm chán thường ngày bằng cách nằm dài trên giường mở bộ phim vừa xem vừa học. Chắc hẳn sẽ thú vị hơn nhiều so với việc ngồi học theo cách truyền thống. Bạn vừa xem phim ( nhớ là phim không có vietsub nhé, sau này có thời gian thì xem lại vietsub để so sánh mình nghe đúng được bao nhiêu) vừa tra từ điển để học thêm từ vựng.
Hoặc bạn có thể tìm những Trung tâm Tiếng Trung mang lại cho bạn những trải nghiệm vui vẻ trong quá trình học.
Bắt đầu ngồi làm các thẻ học Flashcard từ vựng tiếng Trung. Chắc hẳn, thỉnh thoảng thay đổi những không gian quen thuộc sẽ giúp bạn duy trì cảm hứng học tiếng Trung. Việc học sẽ trở nên thú vị và vui vẻ hơn rất nhiều.
8. Không học khi tâm trạng không tốt.
Đây là điều quan trọng khi học nói chung và học tiếng Trung nói riêng. Khi tâm trạng bạn không tốt thì tốt nhất nên nghỉ ngơi trước khi bắt đầu học thêm một kiến thức mới.
Nếu đã không vui vẻ mà lại còn cố thêm những kiến thức sẽ khiến bạn càng tệ hơn. Vì thế, khi học bạn không nhất thiết phải có tâm trạng tốt nhất nhưng nhất thiết không phải là tâm trạng xấu. Như vậy mới đảm bảo duy trì được cảm hứng học mỗi ngày.
9. Tin tưởng vào bản thân và duy trì phương pháp học.
Khi bạn đã có phương pháp học cho riêng mình thì đừng nản chí. Việc học là cả một chặng đường chứ không phải ngày 1 ngày 2. Vì vậy, nếu xung quanh có những lời chê bai thì hãy tự tin vào bản thân . Đừng quá lo lắng mà hãy vững tin vào phương pháp học của mình. Bạn phải là người đầu tin tin tưởng vào bản thân mình. Đó chính là động lực để mỗi ngày bạn thực hiện kế hoạch chinh phục tiếng Trung của mình.
Giữ vững niềm tin vào bản thân là cách giúp bạn duy trì cảm hứng học tiếng Trung mỗi ngày. Khi có quyết tâm và thực hiện thành công những kế hoạch của bản thân , chắc chắn việc chinh phục tiếng Trung của bạn chỉ là sớm muộn.
Bài viết liên quan: Phương pháp học tiếng trung thành công, không phải ai cũng biết, Bạn có đang tự học tiếng Trung tại nhà đúng cách, hiệu quả?,…