No products in the cart.
Mục Lục
Với sự phát triển ngày càng đa dạng hóa cùng hội nhập quốc tế thì việc học ngoại ngữ là rất cần thiết. Khi có thêm một ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin trong giao tiếp và có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Nhưng để bắt đầu học một ngôn ngữ thì chắc hẳn nhiều bạn chưa biết. Đã bao giờ các bạn băn khoăn tự hỏi nên học từ đâu, như thế nào, học ngôn ngữ ấy để làm gì,…?
Và Học tiếng Trung cũng vậy, để giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và đưa ra quyết định chính xác cho bản thân thì cùng Kaixin tìm hiểu phân tích sau nhé!
Học tiếng Trung để làm gì?
1, Có cơ hội làm việc và học tập trong những môi trường tốt.
2, Thêm sự hiểu biết về một nền văn hóa mới trên thế giới.
3, Kinh doanh, buôn bán hàng hóa của Trung Quốc dễ dàng và thuận lợi hơn.
4, Tạo điều kiện học các ngôn ngữ khác tốt hơn và được đi du học ở Trung Quốc.
…………….
Những điều cần biết khi học tiếng Trung?
- Xác định mục đích, mục tiêu học tập: dù học hay làm bất cứ công việc gì thì bạn cũng cần phải xác định rõ mục tiêu của bản thân đề ra, từ đó sẽ giúp bạn có thêm động lực và đi đúng định hướng.
- Kiên trì, chăm chỉ: đây là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng khi đã có động lực làm bất cứ điều gì. Đặc biệt với một ngôn ngữ khó như tiếng Trung lại càng cần rèn luyện, chăm chỉ và chịu khó hơn. Khi đó bạn mới có thể học được ngôn ngữ này thành công được.
- Tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu học tiếng Trung thích hợp: tài liệu học tiếng Trung rất đa dạng, phong phú do đó bạn cần phải thật sự tỉnh táo để lựa chọn sách phù hợp với bản thân và trình độ của bạn để học hiệu quả hơn.
- Có phương pháp học phù hợp: học một ngôn ngữ chưa bao giờ là dễ, đặc biệt là với hình tượng ngôn ngữ của tiếng Trung thì cần phải có phương pháp học phù hợp thì mới lĩnh hội được ngôn ngữ này.
Vậy học tiếng Trung sao cho hiệu quả?
Dưới đây là kinh nghiệm tích lũy của bản thân mình có được sau một thời gian học tiếng Trung
Dễ hiểu – Dễ học – Dễ thành công
Bước 1: Tìm hiểu về tiếng Trung
+ Làm quen với tiếng Trung như: nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo,… để tạo cảm hứng niềm tin khi học tiếng Trung.
+ Xác định được lý do học tiếng Trung, mục tiêu cụ thể ( thời gian, năng lực, phương pháp,…).
+ Xem những lợi thế của bản thân có được để hỗ trợ cho việc học.
Bước 2: Học quy tắc cơ bản
+ Học phát âm chuẩn, chính xác: nguyên âm, phụ âm phát âm sao cho đúng để khi nghe, giao tiếp bạn mới hiểu được đúng ý người nói.
+ Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng Trung, phiên âm từ Hán việt qua tiếng Trung và ngược lại,…
+ Học và nắm chắc bộ thủ, âm Hán việt.
+ Tập nói những câu từ đơn giản của tiếng Trung để tạo thành phản xạ và nâng cao kĩ năng giao tiếp, phát âm.
Bước 3: Đi vào học cơ bản
+ Xác định trình tự học tập:
- Phát âm chuẩn: hỗ trợ cho việc nghe, tự tin giao tiếp sau này.
- Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
- Học cách viết: để luyện tập viết cho đúng, cho nhanh.
- Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, không nên đi sâu vào phần này mà nên chú trọng khẩu ngữ nhiều hơn.
+ Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản hãy học chắc nó (VD: Học nhanh nhớ lâu ngữ pháp tiếng trung thông dụng, Cách Tự học tiếng Trung Cơ bản tại nhà cho người Mới bắt đầu,…) + từ điển để hỗ trợ cho việc học tập.
+ Cách đọc một cuốn sách: bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường khi mới bắt đầu thì bạn chưa thể hiểu được hết những nội dung của cuốn sách, do vậy bạn chỉ cần đọc lướt để xem sách viết gì (mất tầm vài ngày để thấm hiểu), sau đó mới bắt đầu đọc kỹ kèm ghi chép, ghi chú cái nào chưa hiểu thì lên google tìm hiểu hoặc hỏi bạn bè, thầy cô.
+ Đọc sách phải kiên trì mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học được 1-2 bài tùy thời gian và năng lực để tạo thành thói quen cùng ôn lại, trau dồi kiến thức hơn.
Bước 4: Tăng cường kỹ năng học tập
+ Từ vựng: ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, sách vở, xem phim,… thì bạn nên học thông qua cả những hình ảnh sinh động, tập viết nhiều và đối chiếu, liên hệ giữa các từ.
+ Ngữ pháp: nắm chắc kết cấu câu: SVO, khi học từ vựng phải phân biệt được danh từ, động từ, tính từ,…vì nó thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ,…cố gắng luyện tập nhiều để nói được lưu loát.
+ Đọc hiểu: tập đọc hiểu qua bài văn ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, có thể đọc thêm những mẫu truyện cười, truyện ngắn,…Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát rồi mới đọc hiểu.
+ Luyện nghe: bạn cần rèn luyện nghe thật nhiều, không phải một vài ngày mà đã nghe được mà cần cả một quá trình rèn luyện thường xuyên, lâu dài. Trước tiên, bạn nên nghe cách phát âm, nguyên âm cơ bản, rồi nghe viết lại cách phát âm từ vựng sau đó là nghe các câu đoạn hội thoại qua các bài hát hay bài học.
Bạn có thể nghe chủ động hoặc nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu, còn nghe bị động là bạn vừa làm công việc, hoạt động khác như xem phim, tập thể dục, nghe nhạc,…vẫn có thể nghe theo kiểu bị động, luyện nghe nhiều bạn sẽ thấm và cảm thấy thích thú.
+ Luyện nói: sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoại,… nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói những mẫu câu đơn giản, chú trọng tập trung luyện tập khẩu hình đúng.
Sau khi thực hiện được đầy đủ 4 bước trên, chắc chắc các bạn sẽ thành công hơn cả mong đợi. Cố gắng kiên trì, chăm chỉ tập luyện thì không có gì có thể làm khó được bạn. Hãy nhớ rằng cơ hội là do bạn tự tạo và nó luôn mở ra phía trước để chào đón bạn!!
Tìm hiểu thêm tại đây: https://kaixin.vn/phuong-phap-tu-hoc-tieng-trung-hieu-qua-nhanh-chong-chi-trong-2-thang/